Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Thông báo tuyển sinh văn bằng 2 trung cấp hộ sinh năm 2015

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur thông báo tuyển sinh Trung cấp ngành nữ Hộ sinh văn bằng 2 với thời gian 12 tháng và được cấp bằng Trung cấp chính quy. 

Tuyển sinh đào tạo Trung cấp Nữ Hộ sinh văn bằng 2 tại Hà Nội

Đào tạo Trung cấp ngành Nữ Hộ sinh học tại đâu ?

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur thông báo tuyển sinh Văn bằng 2 Trung cấp Hộ sinh học chính quy, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của học sinh – là 1 trong những Trường hàng đầu về Y Dược



Sau khi tốt nghiệp, học viên được Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur cấp bằng chính quy thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia, được phép dự thi liên thông Cao đẳng – đại học.



Thời gian đào tạo chuyển đổi Văn bằng 2 Trung cấp ngành Hộ sinh.



Căn cứ theo thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT ngày 09/7/2014 của Bộ GD& ĐT ban quy định về thời gian đào tạo Văn bằng 2 Nữ Hộ sinh như sau:



Học 10 tháng (Dành cho các đối tượng: đã tốt nghiệp TCCN, CĐ hoặc ĐH nhóm ngành sức khỏe như Điều dưỡng, Y sỹ đa khoa, Y sỹ y học cổ truyền, Y sỹ YHDP, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, Dược sĩ, …).
Học 12 tháng ( Dành cho các đối tượng: tốt nghiệp TCCN , cao đẳng, đại học nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, sư phạm…).
Thời gian học: Các buổi sáng, chiều tối trong tuần ( T2 đến T6 ) hoặc T7 & CN. Thời gian do học viên lựa chọn để phù hợp với thời gian của mình

Khung chương trình đào tạo Văn bằng 2 Trung cấp nữ Hộ sinh

Chương trình đào tạo đã được Hội đồng Y Khoa Pasteur xây dựng chuẩn theo quy định của Bộ Y tế và thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT của Bộ GD & ĐT. Khung chương trình ngành Hộ sinh đi sâu vào thực tiễn, có thêm 1 số học phần tự chọn và môn học mới để chuẩn hóa nghề nghiệp nhằm đáp ứng chuyên môn hóa của ngành Y tế Việt Nam và tổ chức Y tế thế giới (WHO).



Chương trình đào tạo Hộ sinh Trung cấp chuyển đổi văn bằng 2 từ ngành học khác với thời gian đào tạo 12 tháng đối với người đã hoàn thành khóa học Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học của các nhóm ngành học khác nhau của bất kỳ trường nào thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam đào tạo.



Những học viên chỉ học 1 năm vì họ được miễn và chuyển điểm toàn bộ các môn học đại cương ở các trường trước đây các em theo học. Do vậy, những đối tượng học viên này vào học luôn chuyên ngành Hộ sinh bỏ qua thời gian đào tạo những kiến thức khoa học đại cương như: Pháp Luật, Tin Học, Thể Dục, Quốc Phòng, Ngoại Ngữ…




Hồ sơ đăng ký học VB2 Trung cấp Ngành Hộ sinh gồm:


01 Bộ hồ sơ tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp (theo mẫu của Bộ GD&ĐT) có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan tổ chức nếu học viên là người đã đi làm.
02 bản sao Bằng + Bảng điểm Trung cấp (CĐ-ĐH) có công chứng.
02 bản Giấy khai sinh.
01 Phiếu tuyển sinh TCCN theo mẫu của Bộ GD&ĐT năm 2015.
01 ảnh 2×3 (làm thẻ học viên) và 04 ảnh 3×4.
Các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).



Nộp hồ sơ tại tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur : Phòng 115 – Nhà N1- Số 101 – Tô Vĩnh Diện, Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Liên thông Đại học ngành xét nghiệm cấp bằng Cử nhân năm 2015

Liên thông Đại học Xét nghiệm thông báo tuyển sinh từ hệ Trung cấp lên Đại Học năm 2015 cấp bằng Cử nhân

lien-thong-dai-hoc-xet-nghiem
Xét nghiệm Y học là lĩnh vực không thể thiếu trong lĩnh vực Y Dược và hiện nay đang phát triển không ngừng. Nguồn nhân lực tại trình độ Đại học ngày 1 khan hiếm và điều đó dẫn đến đầu mở cho Cử nhân ngày 1 tăng.
Căn cứ công văn số 4418/BGDĐT-GDĐH ngày 26/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur liên kết với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo liên thông cử nhân ngành Xét nghiệm. Thí sinh được dự thi liên thông ngay sau khi tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp.
Thời gian học: Học T7 & CN

I.Đối tượng tuyển sinh liên thông đại học xét nghiệm

II.Thời gian đào tạo liên thông cử nhân xét nghiệm Y học: 3 năm

III. Phương thức tuyển sinh : Tham dự kỳ thi do nhà trường tổ chức

IV. Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Xét nghiệm Y học do Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cấp.

V. Hồ sơ đăng ký dự thi liên thông Đại học ngành Xét nghiệm

  • 01 Bộ hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu của Trường;
  • 02 Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và bảng điểm TCCN
  • 02 Bản sao công chứng bằng THPT cấp 3
  • 02 Bản sao hợp lệ Giấy khai sinh;
  • 01 Giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu tiên đối tượng khu vực ( nếu có);
  • 04 Ảnh 3×4 mới( không quá 6 tháng, ghi rõ họ và tên, năm sinh ở mặt sau);
  • 02 Phong bì thư ( ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận)
VI. Môn thi: Toán học, Hóa học, Lý thuyết tổng hợp Xét nghiệm
lien-thong-dai-hoc-xet-nghiem-1
VI.Địa điểm nhận hồ sơ:  Phòng 115 Nhà N1 Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện Thoại : 0466.895.895 – 0964.524.343

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Cử nhân xét nghiệm Y học liên thông từ trung cấp xét nghiệm

Xét nghiệm Y học là một lĩnh vực không thể thiếu trong hoạt động của các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế… Để có thể sử dụng hiệu quả các trang thiết bị y tế cần phải có đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn về xét nghiệm Y học. Liên thông Đại học Xét nghiệm thông báo tuyển sinh đào tạo.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thông báo tuyển sinh đào tạo hệ Liên thông cử nhân xét nghiệm y học. Sinh viên chuyên ngành Xét nghiệm Y học được trang bị kiến thức, kỹ năng về nhiều lĩnh vực như: Xét nghiệm huyết thanh, miễn dịch; Phân tích hóa học, miễn dịch, virus học, vi khuẩn học của các mẫu bệnh phẩm hay mẫu môi trường theo các quy trình chuẩn; Xét nghiệm vi khuẩn học để tìm sự hiện diện của tác nhân gây bệnh hay độc tố, hóa chất độc hại trong các bệnh phẩm lâm sàng như phân, nước tiểu, đàm, dịch não tủy, máu, nước; thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường; Lí giải kết quả, thu thập mẫu bệnh phẩm và ứng dụng xét nghiệm trong các trường hợp đặc biệt…
cu-nhan-xet-nghiem
                                     Ngành xét nghiệm chính là lợi thế để Cử nhân Xét nghiệm Y học dễ dàng tìm công việc thích hợp 
Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur Hà Nội thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học ngành Xét nghiệm như sau:
– Căn cứ công văn số 4418/BGDĐT-GDĐH ngày 26/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur liên kết với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo cử nhân liên thông đại học chuyên ngành Xét nghiệm Y học.
1.Đối tượng dự thi đại học xét nghiệm liên thông:
– Đã tốt nghiệp trung cấp xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc tương đương. (có kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn đào tạo).
2.Thời gian đào tạo liên thông cử nhân Xét nghiệm Y học: 3 năm.
3.Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Xét nghiệm Y học do Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cấp.
4. Hồ sơ tuyển sinh Liên thông cử nhân xét nghiệm y học năm 2014 từ trung cấp năm gồm:
– 01 Phiếu tuyển sinh theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo
– 01 Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp TCCN
– 01 Bản công chứng bản điểm TCCN
– 01 Bản giấy khai sinh
– 01 Giấy xác nhận thời gian làm việc
– 04 ảnh 3×4 (không quá 06 tháng)
– 02 Phong bì có dán tem (ghi rõ tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh dự thi)
5. Môn thi: Toán học, Hóa học, Lý thuyết tổng hợp Xét nghiệm
6. Địa điểm nhận hồ sơ tuyển sinh liên thông đại học xét nghiệm y học: Phòng 623 – 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân –Hà Nội (gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở)
Điện thoại: 0466.895.895 – 096.452.4343

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Liên thông Đại học ngành xét nghiệm tuyển sinh năm 2015

Là bước ngoặt về tuyển sinh liên thông CĐ – ĐH, bộ GD & ĐT bổ sung một số điều Thông tư 55/2012/TT thông báo dự thi liên thông đại học xét nghiệm lựa chọn hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.

Năm 2012, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 55 quy định tuyển sinh liên thông ĐH, CĐ chính quy bắt buộc phải thi “ba chung” cùng với tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy. Với thông tư này đã gây nhiều khó khăn từ các trường CĐ, ĐH đến các thí sinh có nhu cầu thi tuyển liên thông.
tuyen-sinh-lien-thong-dai-hoc-xet-nghiem

Liên thông Đại học Xét nghiệm tuyển sinh hay xét tuyển?

Ngày 21-4, PGS.TS Đặng Quang Việt – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GDĐT cho biết Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 4-6. Từ ngày này, các trường tuyển sinh liên thông CĐ, ĐH có thể tự chọn hình thức tuyển sinh hoặc thi tuyển hoặc xét tuyển.
Tổ chức thi tuyển liên thông Đại học Xét nghiệm phải tổ chức đảm bảo thi đủ ba môn gồm: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề).
Liên thông ĐH Xét nghiệm sẽ phải công bố công khai các môn thi trong thông báo tuyển sinh  trước kỳ thi ba tháng để học sinh nắm rõ. Trong khi đó, hình thức xét tuyển sẽ áp dụng cho việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Theo ông Việt, Bộ GD-ĐT cho phép các trường có thể được thực hiện tối đa hai lần tuyển sinh liên thông trong một năm.
“Điều quan trọng là nhà trường phải xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông,  không trái với các quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy (đối với tuyển sinh liên thông chính quy) hoặc Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức vừa làm vừa học (đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học)”- ông Việt nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Việt cũng cho biết điểm trúng tuyển liên thông ĐH, CĐ theo hình thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia phải đảm bảo đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định chung với tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy.
Thi liên thông cử nhân ngành xét nghiệm, tổ hợp môn xét tuyển liên thông ĐH ngành xét nghiệm sẽ phải trùng với tổ hợp môn thi dùng cho tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy.
Bên cạnh đó, điểm trúng tuyển với tuyển sinh liên thông cử nhân xét nghiệm theo hình thức xét tuyển hoàn toàn không bắt buộc phải  áp dụng khung chung giống với điểm xét trúng tuyển của tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường không bảo lưu kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong xét tuyển thí sinh liên thông.
van-phong-tuyen-sinh-lien-thong-xet-nghiem

Siết chặt hơn kỳ thi liên thông Cử nhân ngành Xét nghiệm do nhà trường tự tổ chức

Dù cho phép Đại học Xét nghiệm có thể được lựa chọn phương thức tuyển sinh bằng kỳ thi do nhà trường tổ chức, nhưng Bộ GD-ĐT đã lập “hàng rào chắn” chặt chẽ hơn với kỳ thi này so với trước đây và so với chính dự thảo công bố trước đó.
Ông Việt cho biết với cả môn thi (môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề), thí sinh chỉ được xét trúng tuyển khi đạt điểm mỗi môn thi từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
Như vậy, có thể hiểu điểm trúng tuyển tối thiểu với tuyển sinh liên thông cử nhân xét nghiệm từ kỳ thi do các trường tổ chức sẽ không thấp hơn 15 điểm.
Hơn nữa, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông Đại học Xét Nghiệm chính quy 2015  phải  nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của các trường. Cũng như vậy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học cũng phải nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học của  chính nhà trường đó.
Chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định hằng năm cho từng ngành đào tạo, không vượt quá 20 % chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành  nói chung.
Riêng về ngành xét nghiệm, việc khống chế tỉ lệ tuyển sinh liên thông được thực hiện chặt chẽ hơn, không vượt quá 15 % chỉ tiêu chính quy của ngành này.
 Địa chỉ nộp hồ sơ tại: Phòng 115 – Nhà N1 – Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội ( Gần cầu vượt ngã tư sở)
Hotline: 0466.895.895 – 0964.52.4343

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng vật lý trị liệu

Thoái hóa cột sống cổ là dạng bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30. Thoái hóa cột sống cổ là sự kết hợp giữa hai loại tổn thương là thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa mỏm liên sau. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu.

vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng VLTL

Điều trị thoái hóa cột sống cổ ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp điều trị vật lý trị liệu an toàn, tránh vật lý trị liệu thô bạo làm hư xương sụn cột sống cổ khiến bệnh thêm nặng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giãn cơ, tăng cường thần kinh hoặc vitamin…
Điều trị vật lý trị liệu có thể tập cột sống cổ bằng vận động nhẹ nhàng từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắcvận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt… Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút. Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.

Hướng dẫn về cách tập luyện để điều trị thoái hóa đốt sống cổ:

Bài tập 1: kéo giãn, người bệnh có thể nhờ người nhà trợ giúp: người bệnh nằm ngửa sát cạnh giường, người trợ giúp ngồi phía trên đầu giường, hai tay đặt dưới xương chẩm (phía sau gáy) nâng đỡ đầu người bệnh, đồng thời dùng một lực kéo để giãn cột sống cổ, lực kéo vuông góc với trục đứng và hướng về phía người trợ giúp, kéo ra giữ lại đến lúc nào mỏi thì giảm lực từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện tiếp 15 lần.
Lưu ý: trong lúc kéo nếu bệnh nhân than đau hay khó chịu thì dừng lại ngay.
*  Bài tập 2: người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm. Người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại, lúc nào thấy hơi khó chịu thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 3: người bệnh nằm ngửa, hai tay buông xuôi theo thân người, gập cổ về phía chân rồi giữ lại, thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 4: người bệnh nằm ngửa, tay phải đặt phía đầu bên phải, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 5: người bệnh nằm ngửa, tay trái đặt phía đầu bên trái, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên trái, đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), lúc nào thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 6: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải hoặc tay trái đặt trên trán, người bệnh cố gắng gập cổ về phía trước, đồng thời tay phải hoặc tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 7: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay phải đặt phía đầu bên phải, cố gắng nghiêng đầu qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 8: người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay trái đặt phía đầu bên trái, cố gắng nghiêng đầu qua bên trái đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
Làm 10 động tác thì được tính một đợt. Mỗi ngày người bệnh có thể làm 2- 3 đợt tùy tình trạng sức khỏe. Nếu động tác nào gây đau hay khó chịu thì ngưng động tác đó và báo chuyên viên vật lý trị liệu. Sau khi hết tê hay đau, người bệnh nên tiếp tục duy trì các bài tập để giúp cột sống cổ vững chắc hơn.
ky-thuat-vien-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang

Các chuyên viên kỹ thuật vật lý trị liệu khuyến cáo về các tư thế, động tác xấu cần tránh:

– Khi chuyển vị thế từ nằm ngửa sang ngồi dậy phải chuyển qua nằm nghiêng chống hai tay ngồi dậy, giữ lưng ở vị thế thẳng, lúc nằm xuống thì ngược lại.
– Không nên xoay cổ một cách nhanh và đột ngột.
– Những công việc cần gập cổ hay ngửa cổ trong thời gian dài thì phải có thời gian nghỉ giải lao sau 1 giờ làm việc, đặc biệt cần tập mạnh các cơ xung quanh vùng cổ để tránh mỏi cổ khi làm việc.
– Những công việc phải ngồi lâu với máy vi tính cũng cần thời gian nghỉ giải lao; màn hình máy vi tính phải ngang tầm mắt, bàn phím không nên để cao hay quá thấp, đặt bàn phím sao cho xương cánh tay và cẳng tay vuông góc 900.
– Đồ vật trong nhà cũng không đặt quá cao hoặc quá thấp. Đặt ngang tầm để khi lấy không cần với cao, khi làm công việc nội trợ như lau nhà nên sử dụng những cây chổi có chiều cao thích hợp, cần tránh cúi gập cổ quá lâu.
– Khi ngủ không nên nằm gối quá cao.

Học kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại đâu?

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là 1 trong những trường đi đầu trong lĩnh vực Y Dược. Đào tạo Uy tín, chất lượng cùng với trang thiết bị đầy đủ giúp học sinh đi sâu vào thực tiễn.
Sau khi ra trường được cấp bằng Trung cấp Kỹ thuật Vật Lý Trị Liệu chính quy thuộc hệ thống văn bằng Quốc gia.
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.6556.333.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Liên thông Đại học Điều dưỡng cấp bằng cử nhân

Đào tạo liên thông Đại học Điều dưỡng từ hệ Trung cấp và Cao đẳng lên Đại học.

lien-thong-dai-hoc-nganh-dieu-duong-ha-noiLiên thông Đại học ngành Điều dưỡng
Căn cứ công văn số 4418/BGDĐT-GDĐH ngày 26/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur liên kết với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo liên thông cử nhân Điều Dưỡng. Thí sinh được dự thi liên thông ngay sau khi tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Cao đẳng.
Thời gian học: Học T7 & CN

I.Đối tượng tuyển sinh liên thông đại học điều dưỡng

  1. Đối với hệ từ Trung cấp liên thông Đại học: tốt nghiệp trung cấp thuộc khối ngành sức khỏe.
  2. Đối với hệ từ Cao đẳng liên thông Đại học: tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh, Gây mê hồi sức.

II.Thời gian đào tạo:

– Hệ từ Trung cấp liên thông Đại học : 3 năm
– Hệ từ Cao đẳng liên thông Đại học : 1.5 năm

III. Phương thức tuyển sinh : Tham dự kỳ thi do nhà trường tổ chức

IV. Hồ sơ đăng ký dự thi liên thông Đại học ngành điều dưỡng

  • 01 bộ hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu của Trường;
  • 01 bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và bảng điểm TCCN/TCN/CĐ/CĐN;
  • 01 bản sao hợp lệ Giấy khai sinh;
  • 01 giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu tiên đối tượng khu vực ( nếu có);
  • 04 ảnh 3×4 mới( không quá 6 tháng, ghi rõ họ và tên, năm sinh ở mặt sau);
  • 02 phong bì thư ( ghi rõ họ tên và địa chỉ người nhận)

lien-thong-dai-hoc-dieu-duong

V.Môn thi: Toán học, Hóa học, Lý thuyết tổng hợp Điều dưỡng

VI.Địa điểm nhận hồ sơ:  Phòng 115 Nhà N1 Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện Thoại : 0466.895.895 – 0964.524.343

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Kỹ thuật viên xét nghiệm đào tạo tại đâu uy tín

Kỹ thuật viên xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay các xét nghiệm cận lâm sàng đã phổ biến rộng rãi, hiện đại, cho kết quả sớm, chính xác đóng vai trò quan trọng.

ky-thuat-vien-xet-nghiem
Sinh viên Y Khoa Pasteur thưc hành xét nghiệm

Kỹ thuật xét nghiệm – Ngành học cần được chú trọng

Với sự phát triển thì công tác xét nghiệm phát triển theo hướng vi lượng và bán vi lượng, tự động và bán tự động tổng hợp nhiều thông số, hơn nữa các kỹ thuật chẩn đoán ở lĩnh vực sinh học phân tử đã và đang phát triển góp phần tích cực trong công tác sàng lọc, chẩn đoán sớm và tiên lượng bệnh, như các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao, các nhiễm virus khác.
Công tác xét nghiệm hiện nay không những giúp các bác sỹ lâm sàng chẩn đoán chính xác để điều trị bệnh kịp thời mà còn có thể dự báo sớm những nguy cơ mắc bệnh, nhu cầu làm xét nghiệm không chỉ dành riêng cho bệnh nhân mà còn dành cả cho những người khỏe mạnh nhằm phát hiện bệnh sớm.
Trên thực tế, có nhiều kết quả xét nghiệm đã được xem như “tiêu chuẩn vàng” giúp cho các bác sĩ lâm sàng đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu qủa trong điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh.
Do vậy, một trong những hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, thì xét nghiệm là 1 lĩnh vực quan trọng và để có thể sử dụng, ứng dụng hiệu quả các trang thiết bị trong lĩnh vực xét nghiệm ngày càng hiện đại, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật – đó là kỹ thuật viên (KTV) xét nghiệm.
Xem thêm: 

Nhiệm vụ của kỹ thuật viên xét nghiệm:

  • Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
  • Lấy bệnh phẩm cho bệnh nhân chăm sóc cấp một tại giường cho và các trường hợp xét nghiệm đặc biệt.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa và kĩ thuật viên trưởng khoa.
  • Pha chế những thuốc để kiểm nghiệm và thường xuyên kiểm tra các thuốc thử đúng tiêu chuẩn quy định.
  • Thống kê, ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.
  • Nghiêm chỉnh thực hiện nội quy tại bệnh viện, thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
  • Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, thuốc, hoá chất theo sự phân công và theo đúng quy định.
  • Hướng dẫn thực hành thực tập cho học viên mới theo sự phân công của trưởng khoa
dao-tao-ky-thuat-vien-xet-nghiem
Đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm uy tín tại Trung cấp Y Khoa Pasteur

Kỹ thuật viên xét nghiệm – đào tạo tại đâu?

Sự ra đời của bộ môn Kỹ thuật xét nghiệm của Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur đáp ứng với nhu cầu cần thiết của xã hội về nguồn nhân lực kỹ thuật viên xét nghiệm. Là một trong những cơ sở sớm nhất ở Việt Nam đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm, trong những năm qua Bộ môn Kỹ thuật Xét nghiệm. Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur đã không ngừng phát triển, từ chỗ bộ môn chỉ có một vài bác sỹ chuyên ngành xét nghiệm hoặc bác sỹ đa khoa.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur luôn coi trọng chất lượng đào tạo lên hàng đầu, đặc biệt là thực hành tay nghề, do vậy tỷ lệ HSSV tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp cao (trên 80%) và luôn được các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương đánh giá cao về chất lượng tay nghề.
Địa chỉ Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur :  Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội( Gần Ngã Tư Sở )
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259