Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Điều trị Parkinson bằng Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Tuổi già luôn đi kèm với các triệu chứng run, cứng cơ và tạo sự linh hoạt trong cử động. Đây 1 trong những biểu hiện của bệnh Parkinson. Điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ giúp tình hình được cải thiện tốt hơn.

ky-thuat-vat-ly-tri-lieu

Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý. Các triệu chứng chính xuất hiện tương ứng với sự giảm các kích thích ở vùng vỏ não thuộc phạm vi điều khiển của hạch nền.
Thông thường điều này liên quan đến sự giảm hình thành và sản xuất dopamine trong tế bào thần kinh dopaminergic của não giữa (cụ thể là substantia nigra). Các triệu chứng phụ như có thể xuất hiện rối loạn chức năng nhận thức cấp cao và các vấn đề về ngôn ngữ tinh tế. PD là bệnh mãn tính tự phát, hoặc trong trường hợp thứ cấp, nguyên nhân gây bệnh có thể là do độc tính của một số loại thuốc, chấn thương đầu, hay các rối loạn y tế khác

Nguyên nhân nào gây bệnh parkinson?

Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh parkinson (PD) vẫn chưa được rõ ràng. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy có xu hướng liên quan đến lão hóa tuổi tác, yếu tố di truyền, và tiếp xúc với môi trường độc hại… và các yếu tố liên quan khác.
1.Lão hóa
2.Yếu tố môi trường: Khảo sát dịch tễ học cho thấy tỉ lệ phát bệnh  Parkinson ở các vùng miền là khác nhau , do đó mọi người đều nghi ngờ rằng trong môi trường tồn tại một số các chất độc hại gây tổn thương cho các tế bào thần kinh của não.
3.Yếu tố di truyền: Các nhà khoa học y tế phát hiện ra rằng trong thực tế  bệnh Parkinson dường như có xu hướng tập hợp gia đình. Những người mà trong gia đình có người bị Parkinson thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn những người bình thường.
4.Yếu tố di truyền: Mặc dù bệnh Parkinson có liên quan đến lão hóa và môi trường độc tố , nhưng không phải là những người già hoặc những người tiếp xúc với cùng một môi trường và con người, thậm chí có nhiều người hít phải số lượng lớn MPTP cũng sẽ bị bệnh Parkinson.Tuy nhiên bệnh Parkinson cũng có hiện tượng tập hợp gia đình, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được gene gây bệnh cụ thể ở những người bị mắc bệnh Parkinson. Điều đó nói nên rằng, bệnh Parkinson có rất là nhiều nhân tố gây ra.
    Như đã nói ở trên, không thể giải thích được nguyên nhân cụ thể nào gây nên bệnh Parkinson. Đa số các nhà nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây nên bệnh Parkinson đều là kết quả của sự tương tác các yếu tố liên quan.
    Đến độ tuổi trung niên, sự nhạy cảm của cơ thế với chất độc trong môi trường, sau khi tiếp xúc với các chất độc, vì rối loạn chức năng giải độc, sẽ xuất hiện cận lâm sàng để liềm đen. Cùng với độ tuổi tăng lên  mà bệnh sẽ nặng hơn, tế bào thần kinh dopamine thoái hóa liên tục và chết đi, cuối cùng là  xuất hiện triệu chứng lâm sàng Parkinson thể mất bù.
dieu-tri-parkingson-ky-thuat-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang

Nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson bị khiếm khuyết vận động về nhiều mặt: cứng cơ, run, cử động vụng về và chậm chạp, dáng đi lật bật.
​Mục đích của vật lý trị liệu điều trị bệnh Parkinson là làm giảm tính co cứng, luyện tập phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác, duy trì sự vận động thể chất, và tạo nên ảnh hưởng tốt đối với tâm lý của người bệnh.

Vật lý trị liệu giúp người bệnh Parkinson cải thiện và duy trì chức năng vận động

Có rất nhiều phương thức vật lý trị liệu được áp dụng và cần phải kết hợp với nhau mới đem lại kết quả.
  • Nhiệt trị liệu dưới dạng nhiệt bức xạ hay nhiệt dẫn truyền có tác dụng giảm tính cứng cơ.
  • Các cử động thụ động, nhịp nhàng ở nhiều mức độ khác nhau trên tất cả các khớp của cơ thể, và sự nâng đỡ toàn thân bằng kỹ thuật treo là những phương pháp hiệu quả để tạo sự thư giãn toàn thân.
  • Tập cử động theo điệu nhạc hay nhịp đếm để cố gắng tạo tính chủ động cho cử động tự ý.
  • Tập luyện tư thế.
  • Tập luyện dáng đi với bước dài và tay đong đưa.
  • Tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu.
trieu-chung-khac-cua-benh-parkingson

Một số bài tập vật lý trị liệu cho người Parkinson

Ở giai đoạn sớm, các bài tập phục hồi chức năng có tác dụng rất tốt với người bệnh. Đi bộ được coi là bài tập đơn giản và hữu hiệu. Đi bước chân dài, nhấc ngón chân khi bước về phía trước và đặt chân xuống bằng gót chân, hai chân rộng và giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, tay vung rộng và mắt nhìn thẳng, đi theo một đường thẳng, tập đi ngang, đi giật lùi và bước sải dài.
Với các bài tập dưới đây, người bệnh cần tham khảo thêm các chuyên gia vật lý trị lý trị liệu phục hồi chức năng, không nên tập thử với tất cả các bài tập cùng lúc, vì điều này có thể không dễ dàng, khiến người bệnh hoang mang. Nếu có điều kiện, người bệnh nên gặp các nhà tâm lý học để có được những lời khuyên giúp tâm lý vững vàng.
1.Tập trong tư thế ghế ngồi
  • Chống hai tay trên ghế nhấc người lên khỏi mặt ghế, hạ người xuống ngồi lại như cũ (3 – 4 lần).
  • Dùng bàn tay đập mặt trống nhịp nhàng (cổ tay uyển chuyển).
  • Vặn xoay thân mình (xoay phải, xoay trái) nhờ động tác ở hai tay.
  • Một tay đưa lên (mắt luôn nhìn theo tay) từ từ chéo qua mặt để đặt đầu các ngón tay lên sau vai bên kia (tay còn lại để nghỉ). Đổi tay, lặp lại như trên (3 – 4 lần).
  • Người bệnh đưa hai tay về phía trước, hai bàn tay áp sát hai bàn tay của kỹ thuật viên (KTV), KTV chuyển áp lực qua từng tay, đồng thời làm động tác gập duỗi khuỷu.
2.Tập trong tư thế bò
  • Bò tới, bò lui.
  • Đưa từng tay, từng chân lên.
  • Đưa cùng một lúc một tay và một chân đối diện.
  • Đưa hai tay cùng lúc.
3.Tập trong tư thế quỳ:
  • Làm các động tác tập thăng bằng: Đưa hai tay dang ngang, ra trước, lên đầu. Cần làm nhịp nhàng.
4.Tập trong tư thế đứng
  • Sử dụng 2 quả bóng quần vợt, luân phiên tung lên và hứng từng quả một (người bệnh thường rất khó thực hiện động tác này).
  • Thả chụp bóng.
  • Hai tay cầm một gậy làm động tác duỗi và xoay thân sang phải, sang trái.
  • Đi hai tay đong đưa mạnh, gối gập cao, nhịp nhàng, do KTV đi sau điều khiển.
  • Chạy tại chỗ.
5.Tập cử động khóe léo của bàn tay trong kỹ thuật vật lý trị liệu
  • Dệt (khung dệt tay).
  • In trên vải hay giấy.
  • Nhồi và nặn hình đồ vật bằng các chất dẻo.
  • Xếp hình.
Chú ý:
  • Nếu có thể nên tổ chức cho người bệnh tập theo nhóm.
  • Trong mỗi buổi tập cần có thời gian nghỉ và cho người bệnh hít thở sâu.
  • Người bệnh làm cử động chủ động theo nhịp đếm của KTV, nếu có thể tập theo nhạc càng tốt.
vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang

Đào tạo Kỹ thuật Vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại đâu?

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur là trường có uy tín trong lĩnh vực Y Dược từ lâu năm. Đào tạo sinh viên có tay nghề vững chức, đi sâu vào thực tiễn. Mài dũa kỹ năng vật lý trị liệu phục hồi chức năng 1 cách bàn bản chau chuốt để sau này khi tốt nghiệp sẵn sàng bước vào công việc ổn định tương lai
Trường đào tạo trong và ngoài giờ hành chính. Hệ chuyển đổi văn bằng 2 với thời gian học 1 năm được cấp bằngTrung cấp Kỹ thuật vật lý trị liệu chính quy thuộc hệ thống văn bằng của Bộ GD & ĐT.
Địa chỉ nộp hồ sơ: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở.
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

0 nhận xét:

Đăng nhận xét